Tìm hiểu về lịch sử hình thành đại hội thể thao Asiad

Thế vận hội Olympic được tổ chức với quy mô lớn và hội tụ nhiều môn thi đấu khác nhau nên mức độ nổi tiếng cũng lan rộng. Tuy nhiên, một đại hội thể thao ở tầm nhỏ hơn như Asiad thì không phải ai cũng hiểu rõ. Trên thực tế, vẫn còn nhiều người băn khoăn Asiad là gì và lịch sử hình thành đại hội thể thao Asiad như thế nào? Vì vậy bài viết dưới đây Cá độ bóng đá online sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể hơn vấn đề này nhé. 

Asiad là gì?

Asiad là gì
Asiad là gì

Đại hội thể thao Châu Á hay Á vận hội (tiếng Anh: Asiad hay Asian Games) là một sự kiện thể thao mang tầm cỡ châu lục được đông đảo người hâm mộ quan tâm. Giải đấu này được diễn ra 4 năm một lần với sự góp mặt của các đoàn vận động viên đến từ các quốc gia trong khu vực Châu Á. Hội đồng Olympic Châu Á sẽ có trách nhiệm điều hành trực tiếp giải Asiad. Tuy nhiên, đại hội thể thao này vẫn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Ủy ban Olympic quốc tế.

Xét về quy mô, Đại hội thể thao Châu Á Asiad đứng thứ 2 trên thế giới và chỉ sau thế vận hội Olympic. Kỳ giải đầu tiên được tổ chức tại thành phố New Delhi, Ấn Độ. Lúc này, giải đấu vẫn còn hạn chế với 89 vận động viên đến từ 11 quốc gia khác nhau. Đồng thời, kỳ thi đấu cũng chỉ gói gọn trong 6 bộ môn bao gồm: điền kinh, bóng đá, bóng rổ, bơi lội, cử tạ và đua xe đạp.

Lịch sử hình thành đại hội thể thao Asiad

Lịch sử hình thành đại hội thể thao Asiad là cả một quá trình dài suốt nhiều năm liền. Chúng ta có thể chia quá trình hình thành và phát triển của giải đấu này làm 3 giai đoạn bao gồm: thời kỳ sơ khai, giai đoạn thành lập và giai đoạn phát triển.

Asiad thời kỳ sơ khai

Tiền thân của đại hội thể thao Asiad là giải vô địch các quốc gia Viễn Đông. Giải đấu này được tổ chức lần đầu tiên tại Manila, Philippines vào năm 1913. Sự kiện này có ý nghĩa tăng tình đoàn kết và hợp tác thân thiện giữa các quốc gia: Trung Hoa Dân Quốc, Đế quốc Nhật Bản và Philippines. Càng về sau số lượng các quốc gia Châu Á tham gia càng đông. Tuy nhiên, đến năm 1938 giải bị ngừng tổ chức do Nhật Bản xâm lược Trung Quốc và sự ảnh hưởng của thế chiến thứ 2.

Giai đoạn buổi đầu thành lập

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều quốc gia đã giành được độc lập. Họ muốn tạo lập một sân chơi thể thao không bạo lực để thi đấu và gắn kết với nhau hơn. Vì thế, giải đấu Asiad dần được khôi phục lại theo các cột mốc sau: 

  • Tháng 8/1984: Ông Guru Dutt Sondhi, đại diện IOC của Ấn Độ đề xuất với trưởng đoàn thể thao các nước Châu Á về ý tưởng tổ chức lại đại hội thể thao châu Á. 
  • Tháng 2/1949: Liên đoàn đại hội thể thao châu Á (AGF) được thành lập. Đại hội này sẽ được tổ chức 4 năm/ lần tại các quốc gia khác nhau. 
  • Tháng 3/1951: Kỳ Asiad lần đầu tiên được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ. Giải đấu có 489 vận động viên đến từ 11 quốc gia khác nhau. Các đoàn vận động viên tham gia tranh tài các môn như: điền kinh, bóng đá, bóng rổ, bơi lội, cử tạ và đua xe đạp.
  • Năm 1954: Asiad có thêm 8 quốc gia góp mặt tranh tài. Môn đua xe đạp bị loại bỏ và thay bằng môn quyền anh, bắn súng và vật.
  • Năm 1958: Đại hội thể thao Asiad tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản với 1.422 vận động viên và 13 môn thể thao. Đây cũng là lần đầu tiên, giải đấu này tổ chức lễ rước đuốc. 

Giai đoạn phát triển

Sau buổi đầu thành lập, Asiad bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển với nhiều chuyển biến mới mẻ bao gồm:

  • Năm 1962: Indonesia đăng cai Asiad nhưng lại phản đối không cho Đài Loan và Israel tham gia. Điều này đã dẫn đến mâu thuẫn trong nội bộ đại hội và sau đó mùa giải vẫn được diễn ra. 
  • Năm 1966: Đại hội Asiad được tổ chức thành công rực rỡ tại Bangkok, Thái Lan.
  • Năm 1970: Thái Lan lại tiếp tục tổ chức đại hội do tình hình bất ổn an ninh ở Triều Tiên. 
  • Năm 1973: Mỹ và một số quốc gia công nhận sự góp mặt của Trung Quốc và các nước Ả Rập nhưng phản đối Israel. Do đó, liên đoàn lại có thêm những bất đồng. 
  • Năm 1974: Iran đăng cai Asiad, thời điểm này số các nước và vùng lãnh thổ tham dự đã lên tới con số 25.
  • Năm 1977: Bangladesh và Ấn Độ xảy ra xung đột khiến Pakistan phải hủy kế hoạch tổ chức đại hội thể thao. 
  • Năm 1982: New Delhi lần thứ hai đăng cai Asiad với 33 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự cùng 4.500 vận động viên. 
  • Năm 1986: Hàn Quốc đăng cai tổ chức đại hội thể thao châu Á.
  • Năm 1990: Asiad được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc và ngôi vô địch toàn đoàn thuộc về nước chủ nhà.
  • Năm 1994: Đại hội được tổ chức ở Hiroshima, Nhật Bản với chủ đề hướng tới sự hoà bình và hữu nghị.
  • Năm 1998: Thái Lan lần thứ 4 đăng cai Asiad.
  • Năm 2002: Giải đấu được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc với nhiều kỷ lục mới. Đại hội ghi nhận sự tham gia lần đầu tiên của Đông Timor và sự trở lại của Afghanistan.
  • Năm 2006: Á vận hội lần thứ 15 tổ chức tại Doha, Qatar.
  • Năm 2010: Trung Quốc đăng cai Asiad lần thứ hai với địa điểm tổ chức là ở Quảng Châu. 
  • Năm 2018: Asiad được tổ chức tại Jakarta, Indonesia.

Ý nghĩa của linh vật trong các kỳ đại hội thể thao Asiad

Kể từ kỳ đại hội lần thứ 9, Asiad mới bắt đầu có sự xuất hiện của linh vật làm hình ảnh biểu tượng. Theo đó, mỗi quốc gia đăng cai sẽ lựa chọn riêng cho mình một biểu tượng mang nét đặc trưng riêng của nền văn hóa với nhiều ý nghĩa sâu xa. 

Cùng với những giải bóng đá lớn trên hành tinh, người xem có thể nhận thấy sự xuất hiện của các linh vật tại Asiad đều nhằm quảng bá hình ảnh cho nước chủ nhà. Bên cạnh đó, linh vật cũng là biểu tượng cho tinh thần thể thao quốc tế với ý nghĩa tăng tình cảm hòa bình giữa các quốc gia. 

Những môn thể thao lạ lẫm được thi đấu ở Asiad

Hiện nay, đã có 11 quốc gia và 11.000 vận động viên tham gia mỗi mùa thi đấu  Asiad. Đại hội thể thao này hứa hẹn không chỉ thu hút người hâm mộ Châu Á mà còn cả ở Châu Mỹ, Châu Mỹ. Đến thời điểm hiện tại, Thái Lan vẫn là nước có số lần tổ chức giải đấu Asiad nhiều nhất, cả 4 lần đều được diễn ra ở Bangkok. Xếp sau đó là đất nước Trung quốc, Hàn quốc và Nhật bản với 3 lần tổ chức.

Ngoài các môn thi đấu chính, năm 2018 eSports chính thức trở thành Liên đoàn eSports châu Á (AESF). ESports xác nhận sẽ trở thành bộ môn thi đấu tại đại hội Asiad với 6 game bao gồm: Liên quân Mobile, Clash Royale, Hearthstone, Liên Minh Huyền Thoại (LoL), Pro Evolution Soccer (PES) và StarCraft II. Tuy nhiên, đến kỳ vận hội năm 2020 thì eSports mới thực sự được triển khai và các vận động viên tham gia cũng sẽ nhận được huy chương. 

Lời kết

Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ Asiad là gì và lịch sử hình thành đại hội thể thao Asiad như thế nào. Đây được xem là giải đấu lớn mang tầm cỡ Châu Á được tổ chức nhằm tăng cường tình hữu nghị giữa các nước. Đồng thời, Asiad cũng là cơ hội để các đoàn vận động viên có thể tranh tài, đưa tên tuổi của mình vươn xa đến tầm quốc tế. Vì vậy, bạn hãy theo dõi đại hội này thường xuyên và cổ vũ nhiệt tình cho Việt Nam chúng ta nhé. 

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *